Sân si là gì? Những ý nghĩa của sân si mà bạn nên biết
Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn không ít lần bạn bắt gặp hoặc nghe thấy từ sân si. Vậy sân si là gì, nó có nguồn gốc từ đâu? Tại sao sân si lại được dùng phổ biến đến như vậy? Hãy theo dõi bài viết này của biblechurchypsi.org chúng tôi để được giải đáp chi tiết những thắc mắc đó nhé.
I. Sân si có nghĩa là gì?
Để hiểu được ý nghĩa của sân si, chúng ta cần phân tích ý nghĩa của 2 tính từ này. Sân có nghĩa là sự nóng giận khi không vừa lòng hoặc thỏa mãn những gì mình mong muốn. Bên cạnh đó, sân còn là tính từ thể hiện một người có thể làm những điều xấu, trái với lẽ phải. Thậm chí, những người có tính sân sau cơn tức giận thường tìm cách trả thù, hãm hại người mình thù ghét.
Còn si được hiểu là mu muội. Được dùng để chỉ những người có khả năng đánh giá vấn đề hay người khác một cách theo cảm tính, không suy xét hiểu biết đúng sai để phán đoán tốt, xấu… nên mới làm ra những chuyện hại người khác. Có thể thấy, họ là những tư duy chậm, rất khó thuyết phục.
Như vậy, sân si là gì? Hiểu một cách tổng quát thì sân si là những người nóng tính, hay thù hận và thường cảm thấy khó chịu với thành công của người khác. Trong xã hội, những người sân si không hề ít, nó là chìa khóa dẫn đến sự đau khổ trong cuộc sống.
Hiện nay, sân si thường được giới trẻ sử dụng để trêu đùa với ý nghĩa là thích để ý đến chuyện người khác. Nói một cách đơn giản thì họ là những người thích xen vào chuyện của người khác. Có thể thấy, giới trẻ không sử dụng sân si với ý nghĩa gốc. Nhưng dù sân si được dùng trong hoàn cảnh nào thì đây không phải là đức tính tốt, cần loại bỏ.
II. Nguồn gốc của sân si từ đâu?
Nguồn gốc của từ sân si xuất phát từ Tham – Sân – Si trong Phật giáo. Bởi sự sân và si thường đi cùng với lòng tham về vật chất, danh vọng và sắc dục. Cũng chính từ lòng tham đó mà con người mới hình thành bản tính ganh tị, luôn cho mình là nhất và rất phiến diện.
Người có tính si ắt sẽ sân và tham la; họ sẽ bị si chinh phục khiến cho tâm mất sự tự chủ, hay nghĩ đến việc hại mình, hại người, thậm chí là hại cả hai. Việc thực hiện con đường ra khỏi sự “tham, sân, si” luôn được khuyến khích để từ đó mọi người được bình yên, những đau khổ sẽ tan biến.
III. Sân si ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Chắc chắn sau khi phân tích sân si là gì, các bạn đã phần nào hiểu được những ảnh hưởng của tính cách này trong cuộc sống. Sân si bắt nguồn từ việc so sánh bản thân với những người khác về mọi mặt, vì thế sẽ nảy sinh tính đố kỵ, sự nóng nảy khi bản thân không hoàn thành tốt việc gì đó.
Tâm lý “sân si” sẽ dần hình thành sự ghét bỏ trong tình trạng mê muội khiến bản thân tự lánh xa mọi người. Bạn dẫn trở nên tính toán thiệt hơn và khiến các mối quan hệ xã hội đi vào ngõ cụt. Vì thế, những người có tính sân si rất khó phát triển được trong công việc.
Những người bị ảnh hưởng bởi tâm lý sân si thường không có cái nhìn thoáng về cuộc sống; họ dần quên những đạo lý làm người và thay vào đó là sự ganh ghét, tính đố kỵ, sự cạnh tranh hơn thua.
Trạng thái tâm lý này rất nguy hiểm bởi bạn sẽ không dung nạp được những thứ tốt, những cách nhìn toàn diện về cuộc sống mà thay vào đó là cách nhìn phiến diện, sự thật bị bóp méo để đưa quan điểm tiêu cực của mình là trên hết. Ngoài ra những người sân si rất hay bốc đồng, điều này còn gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý.
IV. Làm thế nào để sống bớt sân si?
Mặc dù sân si không phải lúc nào cũng có ý nghĩa giống với khái niệm trong Phật giáo. Tuy nhiên, dù ở đâu đi nữa thì sân si cũng là đức tính không tốt nên cần phải loại bỏ. Mỗi người sẽ có những tính cách khác nhau nhưng về cơ bản ai cũng có tâm lý sân si trong người. Có người bộc lộ sự sân si ra bên ngoài, cũng có những người giấu kín trong lòng. Vậy nên, nếu bạn muốn phát triển bản thân thì cần loại bỏ tính sân si. Dưới đây là một số cách giúp bạn hạn chế tính sân si.
- Luôn nhắc nhở bản thân tâm lý sân si là điều tiêu cực, nó là con rắn độc gặm nhấm trái tim, khối óc của bản thân. Đồng thời tính cách này cũng khiến những người xung quanh bạn phải chịu sự đau khổ, bất hạnh.
- Biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân và hiểu được bạn muốn gì, cần cố gắng đạt được những điều mà mình mong muốn.
- Hãy đặt mình vào vị trí của người khác để cùng cảm nhận sự việc, không nên vội vàng đánh giá người khác qua góc nhìn cá nhân. Không nên nhìn vào điểm tốt hay xấu của người khác như “thầy bói xem voi”.
- Luôn suy nghĩ thông thoáng, sống tích cực và biết tiếp thu những lẽ phải trong cuộc sống. Nên bỏ qua những lỗi lầm nhỏ của người khác, hãy sống hòa đồng và bao dung để cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.
- Cần loại bỏ những suy nghĩ lạc hậu, tiêu cực ra khỏi bản thân mình. Đừng chỉ nhìn vào kết quả mà hãy học cách ghi nhận sự nỗ lực của bản thân mình trong cả quá trình.
- Thay vì dành thời gian để ganh ghét người khác thì bạn nên cố gắng hoàn thành tốt công việc, tự hào về bản thân mình.
- Đừng bao giờ so sánh bản thân mình với người khác mà thay vào đó nên so sánh bạn của ngày hôm nay với bạn của ngày hôm qua để xem bản thân đã có những thay đổi, tiến bộ như thế nào.
- Mỗi người là một cái riêng, là cái duy nhất mà không ai có thể thay thế trên cuộc đời. Bên cạnh đó, mỗi người đều có những sở trường, sở đoản khác nhau vì thế hãy biết cách thỏa mãn về sự thành công của bản thân mình.
- Nên thay đổi những điều mà bạn không thể chấp nhận được; đồng thời cũng phải học cách chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi. Hãy dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng.
Như vậy chúng tôi đã đưa ra lời giải thích ý nghĩa sân si là gì. Thực tế cũng đã chứng minh, tính cách sân si chỉ khiến cuộc sống của chúng ta thêm đau khổ, bất hạnh. Do đó, để cuộc sống luôn nhẹ nhàng, ngập tràn hạnh phúc thì bạn nên bớt sân si với đời, với người nhé.