Ăn dặm là gì? Một số kiến thức về ăn dặm cho trẻ mà mẹ nên biết?
Trong giai đoạn đầu của trẻ em thì giai đoạn ăn dặm là giai đoạn mà trẻ nào cũng từng trải qua. Ăn dặm cũng là quá trình mà bé tiếp xúc và cảm nhận được hương vị phong phú ngoài sữa mẹ. Vậy với những bà mẹ mới mang thai lần đầu bạn đã có nhiều kiến thức về ăn dặm hay chưa? Hôm nay hãy cùng biblechurchypsi.org tìm hiểu về ăn dặm là gì cũng như một số kiến thức cơ bản về ăn dặm để trang bị cho mẹ trẻ nhé!
I. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm là giai đoạn lớn trong giai đoạn đầu đời của trẻ, là bước chuyển từ chế độ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa bình (lỏng) sang chế độ ăn bổ xung thêm các loại thức ăn khác như tinh bột, vitamin, rau củ, thịt, cá,…
Các thực phẩm này chỉ bổ sung dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, không thay thế sữa mẹ. Vì vậy, các bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, giảm lượng sữa mẹ và tăng dần lượng ăn tùy theo độ tuổi của trẻ.
Hơn nữa các cha mẹ không nên cho trẻ ăn dặm sớm quá sẽ làm mất hứg thú ăn của trẻ cũng như khiến bé bị tiêu chảy.
II. Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Vậy thời điểm nào cho trẻ ăn dặm là thích hợp nhất? Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì giai đoạn tròn 6 tháng là thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm. Vì trong giai đoạn này nhu cầu dinh dưỡng ngoài sữa mẹ tăng lên khi mà bé cần chất dinh dưỡng khác để phát triển toàn diện hơn.
Ngoài ra, đường ruột của bé cũng dần hoàn thiện giúp bé có thể hấp thu và tiêu hóa các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Và cha mẹ có thể nhận ra một số biểu hiện cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm như:
- Trẻ có thể ngồi mà không cần hoặc rất ít sự trợ giúp.
- Trẻ có thể kiểm soát tốt đầu của mình.
- Trẻ có thể lấy thức ăn và cho vào miệng.
- Trẻ có biểu hiện nhai khi thấy người lớn ăn gì đó.
III. Nguyên tắc ăn dặm đúng cách
1. Cho bé ăn dặm từ “ngọt đến mặn”
Khi bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chọn bột ăn dặm ngọt trước rồi chuyển sang bột mặn. Bột ngọt cho bé có vị gần giống với sữa mẹ nên bé sẽ dễ thích nghi hơn.
Khi bé đã quen với độ sánh đặc của bột, bạn có thể chuyển dần sang bột mặn để bé làm quen với vị mới.
2. Cho bé ăn từ “ít đến nhiều”
Thời gian đầu cho bé ăn dặm, cha mẹ nên cho bé ăn từng chút một. 1-3 bữa đầu có thể cho bé ăn từ 5 – 10ml thức ăn. Tăng lượng thức ăn dần dần để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới không phải sữa mẹ.
Ban đầu có thể cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ ngày sau đó có thể tăng lên 2 bữa/ ngày, thêm bữa phụ như hoa quả, sữa chua, váng sữa,…
3. Cho bé ăn từ “lỏng đến đặc”
Cho bé ăn bột đặc pha loãng trong 2-3 ngày rồi tăng dần độ đậm đặc sẽ giúp bé làm quen dần với thức ăn mới, đây là bước mẹ cần đặc biệt lưu ý khi pha chế sao cho đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mẹ nên cho bé ăn cháo rây từ thức ăn đặc dạng bột, sau đó đến cháo nguyên hạt, cuối cùng là cơm nát. Khi cho bé ăn, thức ăn phải mềm, dễ nhai và dễ nuốt vì răng của bé chưa mọc.
4. Chế biến thức ăn đầy đủ vệ sinh
Khi pha bột cho bé, mẹ nên đảm bảo bé có đủ 4 nhóm thực phẩm để phát triển toàn diện. Đặc biệt:
- Nhóm đường bột bao gồm gạo, bột mì, bún, phở, ngô, khoai,..
- Nhóm chất đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu tương và các loại đậu,…
- Chất béo bao gồm dầu ăn cho em bé, bơ, phô mai và hạt có dầu,…
- Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau và trái cây tươi.
Khi chế biến, mẹ nên tránh cho quá nhiều muối, mắm, bột ngọt vào thức ăn vì sẽ khiến thận phải làm việc quá sức, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
IV. Một số lưu ý cho trẻ ăn dặm
Khi cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên lưu ý đến một số vấn đề như sau:
- Nếu con bạn ăn ít hơn, không nên ép trẻ ăn. Bạn càng ép trẻ ăn, trẻ càng tránh xa thức ăn. Bé dễ ọc ra thức ăn, dễ quấy khóc.
- Thức ăn quá nóng có thể làm bé bị bỏng, vì vậy hãy để nguội trước khi cho bé ăn.
- Không thêm gia vị vào thức ăn của bé. Gia vị duy nhất mẹ cần cho con ăn là dầu ăn dặm để bổ sung chất béo, đây là dưỡng chất cung cấp năng lượng,…
- Khi ăn cháo, có thể cho thêm ít nước mắm sạch truyền thống với lượng thích hợp theo độ tuổi của bé.
- Thực phẩm cần tránh bao gồm mật ong, sữa chưa tiệt trùng, trứng, sữa chưa nấu chín, thức ăn và đồ uống nhiều đường hoặc muối, và thức ăn chưa chế biến kỹ.
- Trong quá trình ăn dặm, mẹ nên tiếp tục cho bé bú mẹ để nuôi dưỡng và tăng sức đề kháng cho trẻ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về ăn dặm là gì khiến nhiều người tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình ăn dặm của trẻ và cùng bé trong giai đoạn quan trọng đầu tiên trong cuộc đời của trẻ nhé! Chúc các bạn thành công!